Thiết kế Ilyushin Il-62

Đoạn viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện đoạn viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 10 năm 2009)
Bài viết này có thể cần phải được chỉnh trang lại để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Wikipedia. Không có lý do cần dọn dẹp đã được quy định. Xin hãy cải thiện bài viết này nếu bạn có thể. (January 2007)

Il-62 là một chiếc máy bay cánh đơn thấp toàn kim loại quy ước với cách lắp ghép các bộ phận bằng đin tán để tuân theo các quy tắc an toàn thiết kế (một cấu trúc được thiết kế để sự hư hỏng của một cấu thành quan trọng sẽ không dẫn tới sự hư hỏng lập tức của cả tổng thể). Tuổi thọ phục vụ của nó ban đầu được đặt ra là 30,000 giờ bay và có thể được kéo dài hay rút ngắn theo chất lượng quá trình phục vụ, sự giám sát và đề xuất của nhà sản xuất. Chiếc máy bay có cabin điều áp và các khoang hành lý, hệ thống điều khiển bay cơ khí hoàn toàn kép, dù có hai động cơ điện để điều khiển đuôi; càng đáp mũi thuỷ lực, càng đáp và thanh chống đuôi phát động, và các phanh bánh xe. Il-62M có các tấm lái ngang và cánh nâng mở ra tự động khi hạ cánh và được điều khiển thuỷ lực. Các bề mặt điều khiển gồm một cánh đuôi tác động biến đổi với các thiết bị nâng bù trọng lượng và khí động với các tấm xoay, các cánh nhỏ ba đoạn (ngoài cùng cho tốc độ thấp và trong cùng cho tốc độ cao) chúng được kết nối với một thanh xoắn, các tấm lái ngang nhỏ (Il-62M), tấm lái ngang và cánh nâng, và các bộ phận đảo chiều luồng khí hoạt động bằng khí nén trên hai động cơ phía ngoài (bộ phận đảo chiều luồng khí được dùng cho Il-62M).

Điện thế 27V AC được sử dụng trên toàn máy bay với một máy phát điện phụ TA-6 (một máy phát điện turbin cung cấp điện và điều hoà trên mặt đất) ở phần đuôi thấp có thêm các ắc quy chì-kẽm dự phòng.

Chiếc máy bay sử dụng luồng khí nóng để làm tan băng theo cách thông thường bằng cách dùng luồng khí ra của động cơ. Mực nước biển của nó tương đương với 2,400 m (8,000 ft) trên mực nước biển trung bình và vì thế giảm tương đương 2,400 m (8,000 ft) với độ cao bay thông thường. Ban đầu nó được chế tạo mà không có các mặt nạ ôxy tự động; các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp gồm các chai ôxy hatrack-housed và các mặt nạ để nhân viên phân phát bằng tay cho hành khách. Từ năm 1997, hầu hết máy bay đã được trang bị các hệ thống cung cấp ôxy tự động với các mặt nạ tự mở.

Hệ thống điện tử của nó gồm một hệ thống kiểm soát bay tự động Polyot-1 (một "super autopilot," có khả năng được lập trình với một bộ tuyến đường nó có thể bay mà không cần sự can thiệp của con người nhưng dưới sự giám sát thường xuyên của phi đội; tiêu chuẩn tiếp cận ICAO Cat. 1, Cat. 2 lựa chọn), radar hoa tiêu Doppler được thay thế bằng triplex INSS (Inertial Navigation System Sets) trên Il-62M sau năm 1978 và bằng bộ hoa tiêu GPS (Global Positioning System) trên nhiều chiếc máy bay sau năm 1991, các radio triple VHF và HF trên khoang lái, các thiết bị dò hướng tự động, các hệ thống nhận tín hiệu hạ cánh của Liên xô và phương Tây, dải radio dọc tất cả các hướng và các thiết bị nhận cảnh báo radio, dụng cụ đo độ cao kép, bộ tách sóng radio tự động, một bộ đèn hoa tiêu theo tiêu chuẩn ICAO, hệ thống truyền thanh cabin và các hệ thống liên lạc nội bộ. Những chiếc hạng cao nhất của Liên xô/Nga và Khối Warszawa còn được trang bị thêm ba "Odd Rods" (mã hiệu NATO) IFF (xác định bạn thù) hệ thống nhận phát tín hiệu phòng vệ trên không có thể được xác định bởi ba máy bay lân cận.

Các hệ thống cứu hộ khẩn cấp gồm các thuyền cứu sinh hơi và các cầu thang trượt cứu hộ vải triển khai bằng tay. Hầu hết các máy bay hiện được trang bị hệ thống đèn hiệu khẩn cấp trong khoang và một số chiếc được trang bị cầu thang trượt tự độ. Các thiết bị cứu hoả được đặt trong vỏ động cơ, buồng điều khiển, các khu vực nghỉ của phi đoàn và toilet.

Il-62 có thể chở tới 198 đồng hạng, kiểu bố trí sáu ghế ngang với khoảng cách 84 cm (33 in) hai phía với lối đi ở giữa, bếp/nơi để thức ăn và khu vực nghỉ của phi đoàn. Có ba toilet, phía trước, ở giữa và phía sau. Nó có một buffet/bar và một khu vực nghỉ nữa của phi đoàn trong một phòng phía trước, với một lựa chọn nữa về nơi nghỉ cho phi đoàn ở phía sau. Kiểu bố trí nhiều hàng có thể chứa trong khoảng 128 và 144 hành khách, ngồi theo kiểu bố trí hàng bốn hay sáu ghế. Một khoang hạng nhất có thể được lựa chọn ở phía sau hay ở cửa vào phía trước hay ngay trước cửa giữa, với một khoang hạng thường ở trước nữa trong trường hợp sau. Các trang bị "Skycot" ở hatrack, trong khi những chiếc Il-62M sau này (từ năm 1978 trở về sau) có hatrack kèm. Khách hàng có thể lựa chọn các trang bị bên trong. Không có các hệ thống giải trí cho hành khách trong chuyến bay ngoại trừ một hệ thống loa cho mọi người có thể để thông tin hay phát băng nhạc. Một chiếc máy bay đã được thử trang bị các bộ TV để phát các băng video tiêu chuẩn của Liên xô trong thập niên 1970. Một số chiếc được trang bị các hệ thống giải trí trong chuyến bay của phương Tây (chỉ audio) từ sau năm 1991.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ilyushin Il-62 http://www.ch-aviation.ch/aircraft.php?&search=sea... http://www.ddr-interflug.de/Flotte/IL-62/Flotte-IL... http://www.airliners.net/open.file?id=1190250&WxsI... http://www.airliners.net/search/photo.search?aircr... http://www.airliners.net/search/photo.search?aircr... http://aviation-safety.net/database/dblist.php?Typ... http://aviation-safety.net/database/dblist.php?fie... http://aviation-safety.net/database/record.php?id=... http://aviation-safety.net/database/record.php?id=... http://aviation-safety.net/database/record.php?id=...